TIN NỔI BẬT
Vinacafé cùng với Vinamilk, Petrolimex, Nike... là những nhãn hiệu đầu tiên được lựa chọn và công nh...
Bộ Khoa học và Công nghệ công bố 6 nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam gồm: Vinamilk, IKEA, Vinacafe, Nike,...
Góc báo chí | Bản tin Công ty | Cà phê 360 độ
Vinacafé tiếp tục mở rộng thị phần trong nước và quốc tế
Ông Phạm Quang Vũ (ở giữa) đang giới thiệu về sản phẩm Vinacafe với quan chức Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Là một trong những doanh nghiệp nhà nước mới chuyển sang hình thức công ty cổ phần nhưng Vinacafé (KCN Biên Hòa 1) vẫn chứng tỏ mình là một doanh nghiệp hàng đầu trong sản xuất chế biến cà phê tại Việt

Nam với mức tăng trưởng năm 2005 đạt hơn 35%. Nhân dịp đầu năm mới 2006, phóng viên báo Đồng Nai đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Quang Vũ, Phó giám đốc Công ty cổ phần cà phê Biên Hòa.

 

* Phóng viên: Thưa ông, năm 2005 đã khép lại, qua một năm trên thương trường, Vinacafé đã gặt hái được những gì?

- Ông Phạm Quang Vũ: Với mức tăng trưởng trên 35% trong năm 2005, cộng với những kết quả đạt được sau một thời gian dài xây dựng thương hiệu và hệ thống phân phối trong và ngoài  nước, hiện Vinacafé giữ vững trên 50% thị phần cà phê hòa  tan trong nước, kim ngạch xuất khẩu trực tiếp đạt trên 3 triệu USD. Các thị trường nước ngoài của công ty đã đi vào ổn định với mức  tăng trưởng cao, đặc biệt là thị trường Mỹ và Trung Quốc đã đạt mức tăng trưởng trên 50% trong năm qua. Tôi nghĩ, đây là những con số thể hiện sự nỗ lực phấn đấu của Vinacafé trong việc giữ vững và mở rộng thị phần trong nước và quốc tế.


* Hiện nay trong lĩnh vực kinh doanh, chế biến café đang có một sự cạnh tranh khá quyết liệt; không chỉ các thương hiệu lớn mà có cả một đội ngũ doanh nhân khác cũng đã đi vào lĩnh vực này, Vinacafé Biên Hòa sẽ làm gì trước các "đối thủ" ấy? Dự báo về xu hướng tiêu dùng mới trong lĩnh vực này cả trong nước và thị trường nước ngoài như thế nào?

- Cho đến thời điểm này ở Việt Nam mới chỉ có 3 đơn vị sản xuất cà phê hòa  tan với tổng công suất 2.200 tấn/năm (trong đó Vinacafé 1.000 tấn/năm đã hoạt động hết công suất, Nestlé 1.000 tấn/năm và Trung Nguyên 200 tấn/năm). Ngoài 2 thương hiệu lớn là Vinacafé và Nestlé lần lượt chiếm 50,4% và 33,2% thị phần thì khoảng 20 thương hiệu cà phê hòa tan của Việt Nam và quốc tế còn lại chỉ chiếm 16,4% thị phần. Trên thực tế, nhiều đơn vị nhỏ đua nhau nhập khẩu cà phê hòa tan từ nước ngoài về, sau đó đấu trộn và đóng gói ở trong nước. Mặc dù số lượng này nhỏ nhưng do nhiều doanh nghiệp tham gia nên đã tạo ra một cơn sốt ảo, cộng với việc nhà máy chế biến cà phê hiện đại nhất châu Á với công suất 3.200 tấn/năm của Vinacafé sẽ đi vào hoạt động vào năm 2007 làm cho các doanh nghiệp nhỏ lầm tưởng rằng nhu cầu tiêu thụ cà phê hòa tan tăng. Theo nghiên cứu của TNS (một tổ chức nghiên cứu thị trường), thì thực chất nhu cầu tiêu dùng cà phê hòa tan trong nước đang giảm (năm 2004 giảm 9,7% so với năm 2003), còn nhà máy mới của Vinacafé chủ yếu dành cho thị trường xuất khẩu.

* Giữa thị trường nội địa và xuất khẩu, các ông quan tâm đến thị trường nào hơn?

- Mỗi thị trường đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của công ty. Ở trong nước, với mức tăng trưởng GDP ổn định trên 8% mỗi năm, dân trí và đời sống vật chất của người dân Việt Nam tăng cao, điều này đồng nghĩa với việc yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm và Vinacafé có thể đáp ứng tốt thị phần này. Với thị trường quốc tế, ngoài việc Vinacafé đã có thị trường ổn định ở nhiều nước thì việc Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006 sẽ tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho những sản phẩm có uy tín của Vinacafé phát triển mạnh hơn ở thị trường nước ngoài. Vì thế, Vinacafé đầu tư nhà máy mới với dây chuyền công nghệ cao, hiện đại nhất châu Á nhằm mục đích nâng cao chất lượng và sản lượng chủ yếu là để cung ứng cho thị trường nước ngoài.

* Xin cảm ơn ông.

Kim Loan (thực hiện Theo Báo Đồng Nai))


Tin khác