TIN NỔI BẬT
Vinacafé cùng với Vinamilk, Petrolimex, Nike... là những nhãn hiệu đầu tiên được lựa chọn và công nh...
Bộ Khoa học và Công nghệ công bố 6 nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam gồm: Vinamilk, IKEA, Vinacafe, Nike,...
Góc báo chí | Bản tin Công ty | Cà phê 360 độ
Vinacafe Biên Hòa: Kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu
Trong quá trình hội nhập, thương hiệu được đặt ra như một vấn đề sống còn, vì thế nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đã hoạch định chính sách rõ ràng, cụ thể để tiến vào quá trình hội nhập. Chiến lược xây dựng thương hiệu bằng phương pháp hiện đại kiểu "Tây" được hầu hết các công ty lựa chọn vì lợi thế của nó, đó là quảng cáo, quảng bá mạnh mẽ thông tin của DN, của sản phẩm đến người tiêu dùng (NTD) một cách nhanh chóng nhất. Nhưng vẫn có một chiến lược xây dựng thương hiệu khác, ít được lựa chọn hơn đó chính là xây dựng thương hiệu kiểu "Việt Nam" : người ta rất ít nói về mình mà để cho bạn bè, đồng nghiệp... nhận xét mình. Phương pháp xây dựng thương hiệu này tốn rất nhiều thời gian, công sức và cả tài chính nhưng với lợi thế là có thể xây dựng và phát triển thương hiệu một cách bền vững hơn, nên phương pháp này vẫn được một số ít DNVN lựa chọn.

Vinacafe là một trong số ít DNVN đã chọn lối đi "khó" này và đã có nhiều bứt phá lớn trong sản xuất kinh doanh. Sự kiện được quan tâm nhất đó là Vinacafe đã vượt lên trên 140 ngàn đơn đăng ký tham gia từ 183 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế  giới để dành giải thưởng WIPO vào trung tuần tháng 4-2006. Cũng trong tuần lễ đó, Vinacafe liên tiếp nhận được hai giải thưởng lớn khác là thương hiệu mạnh và lọt vào top 10 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam. Và chỉ sau 4 tháng, Vinacafe lại nhận tiếp 2 giải thưởng lớn chỉ trong vòng 1 tuần lễ, đó là 1 trong 10 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu xuất sắc nhất năm 2005 và giải thưởng Sao vàng Đất Việt 2006 (trao giải vào ngày 2-9). Ông Phạm Quang Vũ, Phó giám đốc Công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa tâm sự: "Xây dựng và phát triển thương hiệu cũng như xây dựng một ngôi nhà, chúng tôi đã xây dựng một nền móng vững  chắc, đó chính là máy móc hiện đại, đội ngũ công nhân kỹ thuật cao, tạo nên một sản phẩm hoàn hảo. Tiếp đó là phần thô của ngôi nhà - xây dựng phát triển hệ thống kinh doanh, bán hàng, đội ngũ marketing, PR chuyên nghiệp. Còn phần nóc nhà xem như phần quảng cáo, quảng bá hình ảnh và cuối cùng là phần trang trí, tô vẽ cho ngôi nhà, đó là phát triển thương hiệu khi chúng ta đã xây dựng hoàn chỉnh một thương hiệu. Ở giai đoạn cuối này DN phải cam kết về sự ổn định về chất lượng, đảm bảo các công tác chống hàng nhái, hàng giả và nâng cao chất lượng sản phẩm, làm mới thương hiệu. Đây chính là phần cam kết với người tiêu dùng. Theo tôi, một thương hiệu đầy đủ phải bao gồm tất cả các yếu tố trên".

Trước thềm hội nhập, cũng có thể là do sức ép về thời gian, nhiều doanh nghiệp VN rập khuôn mô hình xây dựng thương hiệu của các DN nước ngoài vào thời điểm hiện tại, nhưng họ không nghĩ rằng với những doanh nghiệp nước ngoài này, họ đã phải bỏ ra nhiều năm để xây dựng phần nền móng, và bây giờ họ đang hoàn thiện quá trình xây dựng hoặc đã hoàn thiện quá trình xây dựng và đang phát triển thương hiệu. Hiện ở Việt Nam, chỉ có ít thương hiệu nằm trong giai đoạn cuối, đó là phát triển thương hiệu mà đang còn nằm trong giai đoạn xây dựng thương hiệu.

Đăng Phan
Tin khác