TIN NỔI BẬT
Không chỉ lượng cà phê bạn uống mà thời gian uống cũng ảnh hưởng khác ...
4-5 tách cà phê/ngày giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng,...
Góc báo chí | Bản tin Công ty | Cà phê 360 độ
Sự thật về cà phê ở Việt Nam - Phần 4: Bản sắc hương vị - lợi thế cạnh tranh của cà phê VN

 

* Tiếp theo phóng sự: Sự thật về cà phê ở Việt Nam - Phần 3: Tự nhiên thì sẽ trường tồn

 

Tôi vẫn nhớ lời hứa của anh bạn người Pháp Therry về việc sẽ “bật mí” cho tôi làm thế nào để cà phê Việt Nam tiếp cận thị trường thế giới. Thế nhưng tôi đã không đủ điều kiên nhẫn chờ anh mà quyết định tự mình đi tìm câu trả lời. Vả lại, tôi thấy Therry có vẻ hơi chủ quan và tôi không muốn lệ thuộc nhiều vào anh. Thêm nữa, tôi muốn thử xem điều mà tôi tìm được có giống với điều mà Therry sẽ cung cấp hay không.


 


Sau rất nhiều trăn trở, tôi quyết định đến gặp một người mà giới chế biến cà phê Việt Nam đều biết tới, đó là ông Đoàn Triệu Nhạn, người đã từng nhiều năm giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam. Gần 80 tuổi, trông ông có cái vẻ trí thức thời Tây hơn là một chuyên gia cao cấp về cà phê. Trước băn khoăn của tôi về chất lượng và tên tuổi cà phê Việt Nam, ông bắt đầu bằng câu chuyện đã ám ảnh ông nhiều năm liền: “Tôi có một người bạn là “tín đồ” của cà phê. Ông ấy đã đi nhiều nước và thưởng thức nhiều loại cà phê trên thế giới. Dù biết tôi đau lòng nhưng ông ấy vẫn nói với tôi 1 sự thật, đó là uống cà phê ở Paris, London hay bất kỳ thành phố cổ kính nào của châu Âu đều có giá rất đắt nhưng thật sự là ngon, hương vị của nó tự nhiên, thanh khiết và người uống cảm thấy rất hưng phấn”.

Gặp ánh mắt băn khoăn của tôi, ông Nhạn tiếp lời: “Nhận xét của ông bạn làm tôi suy nghĩ nhiều, người ta chỉ biết cà phê mà mình uống dưới một cái tên thương mại rất sang trọng chứ thực tế không ai biết được xuất xứ loại cà phê ấy. Và biết đâu đó lại chính là cà phê Việt Nam? Điều này hoàn toàn có thể bởi các chuyên gia về cà phê thế giới mà tôi đã từng gặp, chẳng hạn như đại diện nhà chế biến cà phê hàng đầu thế giới Neumann Group, cũng đều công nhận rằng điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của vùng đất Buôn Ma Thuột đã cho ra đời một sản phẩm cà phê có chất lượng tốt nhất thế giới. Đây cũng là vùng sản xuất chiếm tới 90% sản lượng cà phê trong cả nước. Hàng triệu tấn cà phê nhân của Việt Nam đang được bán khắp thế giới mà chúng ta không biết đường đi của nó. Một nguồn lợi nhuận khổng lồ đang chảy vào két các nhà chế biến cà phê trên thế giới chỉ vì họ có thương hiệu nổi tiếng. Để có sự nổi tiếng đó, họ đã biết tuân thủ cái nguyên tắc cơ bản của nhu cầu tiêu dùng văn minh, đó là hướng con người về gần với tự nhiên”.

-    Phải chăng vấn đề là ở chỗ có quá ít các nhà chế biến cà phê trong nước quan tâm tới việc xây dựng một thương hiệu đích thực mang bản sắc hương vị cà phê Việt Nam? tôi hỏi.
 
-    Tôi nghĩ, người làm cà phê từ trồng trọt đến chế biến cần phải chuyên nghiệp hơn – theo đúng nghĩa của nó – tôn trọng các quy trình từ khâu giống, chăm sóc đến thu hái… Chỉ cần làm đúng quy trình và với công nghệ hiện có là chúng ta đã có những sản phẩm cà phê chế biến sâu có chất lượng cao. Nhưng để thoát ra khỏi tình trạng “loạn” cà phê chế biến hiện nay, chúng ta phải thành lập được hiệp hội các nhà chế biến cà phê trong nước để tìm ra bản sắc của cà phê Việt Nam và khuếch trương ra thị trường thế giới. Rất mừng là thời gian gần đây, trong chương trình Xúc tiến thương mại trọng điểm Quốc gia, chúng ta đã chọn được thương hiệu Vinacafé với slogan “Hương vị của thiên nhiên” làm đại diện cho ngành cà phê Việt Nam trong chương trình xây dựng Thương hiệu Quốc gia lần đầu. Trong khi chưa tìm được tiếng nói chung của các nhà chế biến cà phê trong nước thì Vinacafé phải lãnh sứ mệnh tiên phong trong vấn đề giữ bản sắc hương vị tự nhiên của cà phê Việt Nam. Trước mắt, Vinacafé cần nhanh chóng mở rộng sản xuất, công nghệ để cho ra đời một sản lượng đủ lớn để nhanh chóng chiếm lĩnh những thị trường còn trống hoặc những thị trường mới mở ra như Trung Quốc, Nga…

 



Cuộc gặp gỡ với chuyên gia cà phê Đoàn Triệu Nhạn đã cho tôi sự tự tin hơn hẳn khi đến gặp Therry. Lần này, câu trả lời của anh đơn giản mà sâu sắc vô cùng: “Ở Pháp, người ta có thứ rượu vang tuyệt ngon chỉ uống vào tháng 11, tối muốn nói đến yếu tố tự nhiên của sản phẩm, đó là điều mà không có một công nghệ nào, một tác động nào từ phía con người  có thể thay thế được. Mọi yếu tố khác chỉ phục vụ cho việc giữ gìn, tôn thêm cái bản sắc tự nhiên vốn có của sản phẩm. Lợi thế tự nhiên của sản phẩm chín là yếu tố cạnh tranh tối ưu rồi”.

Rõ ràng là, nhìn từ góc độ của một nhà nghiên cứu về văn hóa hay một nhà chế biến cà phê chuyên nghiệp thì lợi thế của chúng ta đã quá rõ ràng. Vấn đề là các nhà chế biến của chúng ta sẽ tận dụng cái lợi thế ấy như thế nào. “Sản phẩm mang tên Vinacafé mà anh tặng tôi lần trước đã đi đúng hướng rồi đó”, Therry nói.

 

 

Thủy Nguyên

 

Theo:

Tin khác