* Tiếp theo phóng sự: Sự thật về cà phê ở Việt Nam - Phần 2: 1001 kiểu chế biến cà phê
Chuyến trở lại Việt Nam lần này của Therry, như anh nói, là để bổ sung thêm những dẫn chứng làm sáng tỏ những nhận định có vẻ chủ quan của anh về văn hóa bản địa Việt Nam. Còn với tôi, sau khi khám phá ra những sự thật kinh hoàng của công nghệ chế biến cà phê trong nước, tôi muốn anh giúp tôi có thêm 1 góc nhìn khác về cà phê Việt Nam.
Tôi gặp lại Therry trong một chiều hè lộng gió ở Hồ Tây. Dù không thể chia sẻ nhiều về đề tài mà anh đang nghiên cứu nhưng anh vẫn cố gắng để tôi hiểu là anh đang tìm cách lý giải cái mà chúng ta vẫn gọi là bản sắc văn hóa dân tộc. Và thật thú vị, anh đã dùng chính cái đề tài mà anh đang nghiên cứu để giải thích cho tôi về điều mà tôi vẫn đang nung nấu, đó là có phải cà phê Việt Nam đang tự đánh mất mình. Mặc cho Therry say sưa với cái đề tài của anh và cách nói văn hoa về cà phê, tôi cứ một mực đòi Therry phải cho tôi biết anh và ông bác nhận xét thế nào về cà phê Việt Nam và loại cà phê nào đã khiến ông bác anh hài lòng.
“Tôi sẽ trả nợ anh ngay bây giờ đây. Nhưng tôi muốn nhắc lại là, khi tôi đang rất băn khoăn không biết chọn loại cà phê nào để vừa lòng ông bác tại Lễ hội cà phê Buôn Ma thuột 2008 thì anh đã khuyên tôi hãy chọn mua ở mỗi gian hàng cà phê 1 loại ngon nhất mang về. Lời khuyên dù có làm tôi hơi cồng kềnh 1 tý, hơi tốn kém 1 tý nhưng bù lại tôi lại có một câu trả lời hết sức thú vị cho anh. Sau khi “choáng vì gần 1 chục loại cà phê mà tôi mang về, ông lần lượt pha thử từng loại, mà mỗi loại phải thử trong một buổi sáng khác nhau, vì ông muốn cảm nhận của mình với mỗi loại thật chính xác. Ở tách đầu tiên, ông nói, loại cà phê này vừa pha thì rất thơm nhưng hương thơm của nó quá đậm đặc và không quyến rũ, ngẫm kỹ thì loại cà phê này có hương liệu tổng hợp. Ở tách thứ 2, ông bảo, cà phê này có vẻ nguyên chất, ít hương liệu nhưng có lẽ nguyên liệu không đạt chuẩn nên hương vị cà phê chưa “chín”. Ở tách thứ 3, ông lại nói, cà phê này có hương thơm đặc trưng nhưng ly cà phê nước lại hơi bị đục, có lẽ công nghệ rang xay của nhà sản xuất này có vấn đề… cứ thế, cứ mỗi ngày, ông lại chỉ ra 1 khiếm khuyết của cà phê Việt Nam.
Cho đến ngày cuối cùng, khi tôi đã gần như thất vọng, thì ông chợt kêu lên: Đây rồi! Đúng là nó đây rồi. Ông cứ hít hà, nhấm nháp mãi ly cà phê có hương vị theo ông từ thời trai trẻ đến tận bây giờ. Ông bảo, mùi hương nó tự nhiên, riêng có của cà phê ở Việt Nam, thanh tao hơn và có vị quyến rũ riêng, không giống bất kỳ loại cà phê nổi tiếng nào trên thế giới. Và nhất định, nó không hề bị pha tạp bởi bất kỳ nguyên liệu nào, hương liệu tổng hợp nào. Đúng là hương vị của loại cà phê đầu tiên mà người Pháp du nhập vào Việt Nam. Ông phấn khích nói với tôi: “Cháu hãy nhìn xem, ly cà phê này có màu đen tưởng như sánh mà lại vẫn trong vắt đấy nhé, đó mới là cà phê thứ thiệt”. Anh biết không, đó chính là loại cà phê của nhãn hiệu đã bay trên bầu trời Buôn Ma Thuột trong Lễ hội cà phê hồi tháng 12 năm ngoái. Hôm ấy, tôi mới chỉ thán phục về một ý tưởng quảng cáo táo bạo, đầy ấn tượng chứ chưa biết rằng đó chính là loại cà phê nguyên bản mà bác tôi mong đợi. Hóa ra, trong rất nhiều hỗn tạp của thị trường, loại cà phê mang hương vị tự nhiên không chỉ vẫn tồn tại mà còn có sức sống mạnh mẽ và có khả năng “bay cao” đấy chứ. Điều này cũng không có gì lạ, bởi cái gì thuộc về tự nhiên thì không thể mất đi và khi nó đã được nâng tầm thành văn hóa thì sẽ trường tồn”.
Therry vẫn nhẩn nha tận hưởng cái gió mang mùi sen thuần khiết của Hồ Tây. Anh bảo, gió ở Hồ Tây hôm nay cũng chẳng kém so với cái gió lồng lộng trên Cao nguyên hôm đó. Chắc hẳn anh đang nhớ đến hình ảnh chiếc trực thăng chở ly cà phê kỷ lục thế giới bay lượn trên cao nguyên. Còn tôi, nỗi băn khoăn về cà phê Việt Nam đã phần nào được giải tỏa. Và để đền ơn người bạn mới quen, tôi đã không ngần ngại hứa sẽ tặng anh một seri các sản phẩm cà phê của nhãn hiệu mà bác anh yêu thích.
Thủy Nguyên
Theo: