Báo cáo tóm tắt Hội nghị Cà phê Thế giới lần thứ 3 tại Guatemala từ ngày 26 - 28/2/2010 (8/4/2010)
Hội nghị cà phê thế giới lần thứ 3
Họp tại Guatemala trong 3 ngày 26, 27, 28 tháng 02 năm 2010
----------------
Sau 2 cuộc Hội nghị cà phê thế giới lần thứ nhất năm 2001 tại Luân đôn và lần thứ hai năm 2005 tại Brasil, Hội nghị cà phê thế giới lần thứ ba đã họp vào tháng 2 năm 2010 tại Guatemala. Hội nghị lần này đã được trên 1.200 người từ hầu hết các quốc gia trên thế giới đăng ký tham dự. Việt Nam tham dự hội nghị cà phê thế giới lần thứ 3 này có 3 đại biểu:
1. Tiến sĩ Bùi Bá Bổng- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
2. Tiến sĩ Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược nông nghiệp và phát triển nông thôn
3. Ông Nguyễn Văn An – Tổng giám đốc Tập đoàn Thái Hòa, ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam
Trong buổi khai mạc, Hội nghị đã được nghe các bài diễn văn khai mạc sau:
- Diễn văn của Tổng thống Guatemala, ngài ÁLvaro Colom Caballeros
- Diễn văn của Tiến sĩ Nestor Osorio, giám đốc điều hành của Tổ chức cà phê quốc tế
- Diễn văn của ngài Supachai Panitchpakdi, tổng thư ký UNCTAD
- Diễn văn của ngài đại sứ Ali Mchuno, giám đốc điều hành quỹ chung cho hàng hóa (CFC)
- Diễn văn của ngài Micardo Villanueva, chủ tịch ban điều hành Hiệp hội cà phê Guatemala (Anacafé)
- Phát biểu của ngài Barettini, đại diện ủy ban châu Âu
Sau phần khai mạc Hội nghị đã nghe báo cáo với nội dung tập trung vào 3 phần sau:
1. Sự bền vững về kinh tế: bền vững của sản xuất
Trong phần này có các báo cáo của Brasil, Colombia, Tổ chức cà phê liên Châu Phi (IACO), Guatemala, và 2 bài phát biểu của đoàn Việt Nam đó là:
- Phát triển cà phê bền vững của Việt Nam của T.S.Bùi Bá Bổng
- Những vấn đề nổi bật của ngành cà phê Việt Nam của T.S.Đặng Kim Sơn.
2. Sự bền vững về kinh tế: kinh tế của nhu cầu.
Với nhiều báo cáo trong đó có:
Báo cáo của : Aleksandr Malchik – Đại biểu công ty cà phê Montana (Nga)
- ReiJi Ohta– Hiệp hội cà phê toàn Nhật Bản (AJCA)
- Ric Rhinehart – Hiệp hội cà phê đặc biệt Mỹ (SCAA)
- Luis Fernando Sampo – Liên đoàn quốc gia những người trồng cà phê Colombia …
3. Sự bền vững về môi trường:
Trong đó có báo cáo của Tiến sĩ Peter Baker – Viện nghiên cứu CABI
Báo cáo của Eduardo Delgado Assad. Embrape – Brasil với chủ đề: Sự biến đổi khí hậu và sản xuất cà phê, sự tổn hại và khả năng thích nghi…
4. Sự bền vững về xã hội: có các báo cáo như:
- Diễn văn khai mạc phần này của Launtia Taylor- Liên đoàn cà phê của phụ nữ quốc tế (IWCA)
- Bà Sunalini Menon – Phòng thí nghiệm tư nhân Ấn độ
Sau đó có các phát biểu của nhiều diễn giả khác như:
- T.S.Krishna Rau – Cục cà phê Ấn độ
- Ishak Kasule Lukenge – Cà phê Uganda…
Có thể nói nội dung Hội nghị rất phong phú và bổ ích
Hiệp hội đã giới thiệu đầu tiên bài diễn văn của Tiến sĩ Nestor Osorio bản dịch của Thu Thủy. Nếu điều kiện cho phép chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu một số báo cáo quan trọng khác để bạn đọc tham khảo.
Tóm tắt bài phát biểu của ông Nestor Osorio, giám đốc điều hành
của Tổ chức Cà phê Quốc tế tại Hội nghị Cà phê Thế giới
26 – 28/2/2010, Guatemala
Năm năm trước, Hội nghị này đã được tổ chức tại Salvador Bahia của Brazil. Ngành sản xuất cà phê mới chỉ bắt đầu nổi lên sau cuộc khủng hoảng chưa từng thấy về giá cà phê xảy ra trong vòng 5 năm đầu thế kỷ này. Mức giá đã giảm trung bình xuống khoảng 45 cent/lb vào năm 2001 và 2002. Sau đó lên mức khoảng 90 cent/lb năm 2005. Xu hướng tăng này đã tiếp tục mà không có bất kỳ sự giảm giá nghiêm trọng nào và đạt trung bình khoảng 1,20 USD/lb như hiện nay được coi là mức kỷ lục.
Nguyên nhân của việc bình ổn giá là do hai yếu tố chủ đạo như sau:
- Ngành sản xuất: Việc giảm nguồn cung nghiêm trọng là kết quả của chu kỳ giảm giá; mặc dù giá có tăng trở lại trong một số trường hợp, nhưng nguồn cung vẫn được thắt chặt, thể hiện ở trường hợp Trung Mỹ và Châu Phi.
- Ngành tiêu dùng: tiêu dùng đã tăng lên đáng kể, nguyên nhân là do đổi mới diện mạo của ngành, tăng nhu cầu về cà phê tại nhiều nước có nền kinh tế mới nổi và tăng tiêu thụ tại thị trường nội địa của những nước sản xuất.
Thật ấn tượng khi ghi vào kỷ lục năm 2000 lượng tiêu dùng thế giwosi là 104 triệu bao loại 60kg, năm 2005 con số này là 115 triệu bao và đến năm 2009 nó là 132 triệu bao.
Nói cách khác, tỷ lệ tiêu thụ tăng đều hàng năm khoảng 2,6%. Một trong các buổi họp của Hội nghị này sẽ lý giải những thay đổi này cũng như xu hướng và sau đó chúng ta sẽ nghe những chuyên gia và những đại diện trong ngành này nói gì về viễn cảnh phát triển bền vững.
Với mức sản lượng khoảng 123 triệu bao trong vòng 5 năm trở lại đây và ước tính vụ 2009/10 sản lượng sẽ đạt khoảng 123 – 125 triệu bao, cán cân cung cầu sẽ vẫn được thắt chặt. Điều này giải thích tại sao giá cả lại như vậy và thậm chí sẽ đưa ra nhiều lý giải hơn cho việc lượng hàng tồn tại những nước sản xuất trên thực tế đã hết trong khi các nước nhập khẩu tổng cộng có 25,5 triệu bao. Do hiện tượng lượng xuất khẩu giảm đã xảy ra nên chúng ta cần phải xem xét lại những điều này.
Trong khi rõ ràng là giá hiện nay được coi là hợp lý thì chúng ta cũng nên chỉ ra rằng rất nhiều những yếu tố bên ngoài cũng làm cho kim ngạch cà phê giảm. Cụ thể như sau:
- Giá nhân công tăng
- Giá phân bón cao
- Khó khăn về tài chính và tín dụng
- Sâu bệnh đang hoành hành
- Đồng Đô la giảm
Tại cuộc Hội thảo này các chuyên gia sẽ bàn về chủ đề này và đưa ra những gợi ý về việc làm thế nào để đạt được sản lượng bền vững và vượt qua được những khó khăn đang ảnh hưởng đến sản lượng.
Bên cạnh những yếu tố rất quan trọng là kinh tế thì những vấn đề về môi trường và xã hội cũng là một phần của thuật ngữ bền vững do ICO thúc đẩy và hiện nay là yếu tố đặc biệt phù hợp với thái độ của những người tiêu dùng đương thời. Tỷ lệ vùng đất trồng trọt và lượng nước trên thế giới đang đến một mức báo động và đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan khi lựa chọn điều này, hoặc vì nguồn cung cấp thực phẩm hoặc vì nguồn năng lượng. Trong bối cảnh này, khả năng mở rộng thêm diện tích trồng cà phê được coi là không khả dĩ về vấn đề chi phí và lợi nhuận. Điều này khiến cho việc đổi mới những vùng trồng cà phê là một lựa chọn bắt buộc vì nó là một phương pháp phù hợp nhất để đạt sản lượng cao hơn và chất lượng tốt hơn. Những vấn đề tiềm ẩn của thay đổi khí hậu đang bắt đầu thể hiện tại những vườn cà phê và đời sống sinh hoạt của những hộ trồng cà phê đang bị đe dọa, làm giảm khả năng đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và xóa đói nghèo.
Với sứ mệnh là một cơ quan phát triển, trong vòng thập kỷ qua, ICO đã phân phối khoảng 100 triệu USD cho các dự án cụ thể của các vùng trồng cà phê trên khắp thế giới, đây là một tiêu chí cơ bản để phân phối quỹ cho chương trình phát triển bền vững nhằm giúp cải thiện đời sống sinh hoạt cho các hộ nông dân nhỏ.
Hội thảo này sẽ tập trung vào các vấn đề cải thiện và bảo vệ môi trường cũng như vai trò quan trọng của phát triển xã hội và sự đóng góp của phụ nữ và thế hệ cà phê trong tương lai.
Tại Hội nghị Cà phê Thế giới tổ chức tại Brazil năm 2005, cộng đồng cà phê quốc tế đã đổi mới trong ủng hộ của mình đối với Tổ chức Cà phê Quốc tế và Chính phủ của các nước sản xuất và tiêu thụ, tổng cộng có 77 nước, quyết định đảm bảo việc tiếp tục tồn tại của tổ chức này, nhận ra tầm quan trọng của tổ chức này như là một diễn đàn cho việc hợp tác quốc tế về những vấn đề cà phê với một sứ mệnh thúc đẩy ngành này phát triển bền vững.
Với mục đích này chúng ta đồng ý chuẩn bị cho việc thương thuyết một Hiệp định cà phê mới sắp có hiệu lực thay thế những Hiệp định trước đây và cần phải củng cố hợp tác hơn nữa.
Làm đúng thủ tục và khớp với thời gian đã được phê chuẩn, cuộc thương thuyết về một Hiệp định mới đã được hoàn tất vào tháng 9 năm 2007. Hiệp định mới này thống nhất những luật lệ về hợp tác, phát triển bền vững và mở rộng ngành với môi trường dựa vào thị trường để có được những thành viên tham gia ngành này tốt hơn.
Để Hiệp định này có hiệu lực đòi hỏi phải có đủ số lượng phiếu thuận hoặc sự phê chuẩn của ít nhất 2/3 số phiếu của các thành viên xuất khẩu và cũng cùng tỷ lệ đó đối với các thành viên nhập khẩu. Những yêu cầu này phải được đáp ứng đầy đủ, nhưng đối với phần xuất khẩu mới chỉ đáp ứng được 51,4% trong tổng số 66,6% theo yêu cầu. Và vì lý do này, tôi rất mong muốn những quốc gia nào chưa hoàn tất thủ tục theo yêu cầu hãy nhanh chóng hoàn tất để Hiệp định mới được ban hành.
Cũng giống như kỳ Hội nghị Thế giới lần đầu tiên năm 2001 và mới đây tại Brazil năm 2005, Hội nghị lần này tại Guatemala cũng sẽ đưa ra những kết luận và kiến nghị nhằm đưa ra những lời khuyên cho công việc cảu Tổ chức và việc thực hiện cũng như thành tựu của những mục tiêu này.
Trong suốt hai ngày này các vị lãnh đạo và các chuyên gia cà phê đáng kính sẽ đưa ra những bài phát biểu để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về những điều kiện của ngành và những hướng dẫn về các phương tiện để đảm bảo ngành cà phê tương lai phồn thịnh và ổn định.
Nguồn: Hiệp hội cà phê ca cao VN